Câu chuyện phát triển thần tốc của Enron
Câu chuyện bắt đầu vào năm 1985 thì Công ty chuyên về khí đốt tự nhiên Houston Natural Gas thành lập vào năm 1940 và đặt trụ sở ở Houston Texas sáp nhập vào một Công ty năng lượng rất là có tiếng vào thời điểm đó mang tên Internorth thành lập từ năm 1931 và có trụ sở ở Nebraska
Năm 1984, National Gas đã thuê Kenneth Lay làm Quản lý Tài chính. Với kế hoạch ban đầu của vụ sáp nhập, ngay một năm sau đó là Giám đốc của Internorth đứng lên lãnh đạo và hoạt động 2 văn phòng và cả 2 bang nhưng Kenneth Lay đã thương thảo để công ty mới chỉ hoạt động ở Houston Texas mà thôi và ông sẽ là người đứng lên cầm quyền và đổi tên Công ty thành Enron.
Lúc này Enron vẫn thuần là một Doanh nghiệp sản xuất cung cấp và phân phối khí gas tự nhiên và điện. Tuy đây đã là một ngành công nghiệp tỷ đô lúc bấy giờ, nhưng tầm nhìn của Kenneth Lay thì không dừng lại đó một trong những việc làm thế này dưới cương vị lãnh đạo Enron là đẩy hai nhà đầu tư có cổ phần lớn nhất lúc bấy giờ là Irwin Jacobs – Nhà Đầu Tư cá nhân và Tập đoàn Leucadia National Corporation ra khỏi danh sách các cổ đông lớn với mức giá cao hơn giá cổ phiếu lúc bấy giờ.
Irwin Jacobs nắm giữ 5,1 triệu cổ phiếu Enron và Leucadia nắm giữ 2,3 triệu cổ phiếu – Hai cổ đông này nắm tổng thể 16,4% số cổ phần của Enron số tiền phải bỏ ra để mua lại được dự báo là từ 15 triệu USD cho đến 20 triệu USD.
Vậy nguồn thế này lấy đâu ra?
Kenneth Lay đã vay chính nhân viên của mình thông qua chương trình Employee Stock Ownership Program hay ESOP – Đây là một mảng cực kỳ thú vị trong tài chính mà mình thấy chưa nhiều công ty Việt Nam sử dụng. Hiểu nôm na là việc tung kế hoạch trả thưởng cho nhân viên thông qua việc tặng chính cổ phần của công ty đó.
ESOP đóng góp một phần cực lớn trong tổng thu nhập của nhân viên. Nếu bạn càng thăng tiến cao hơn phần lương cứng và thưởng theo Performance sẽ không tăng nhiều vàng ESOP về nhân viên nắm càng nhiều cổ phần của công ty sẽ càng khiến cho nhân viên đó tăng sự gắn kết với chính công ty của mình ⇒ Từ đó họ muốn làm việc nhiều hơn, cống hiến nhiều hơn, nói tốt thì công ty của mình nhiều hơn. Nó giúp cho hình ảnh công ty tốt đẹp trước mặt công chúng và giúp cho công ty tạo ra lợi nhuận khiến giá cổ phiếu tăng lên và từ đó chính túi tiền của mình cũng sẽ tăng lên.
Mục tiêu đằng sau việc làm này được cho là giúp cho công ty nắm quyền kiểm soát nhiều hơn từ đó tránh được các rủi ro bị mua lại về các công ty năng lượng lớn hơn khác. Và mặc dù Kenneth Lay sử dụng ESOP để mua lại cổ phiếu từ hai nhà đầu tư lớn đó; nhưng lại đi đóng băng cái khoản ESOP này không trả thưởng cho nhân viên, mãi cho tới 7 năm sau. Nếu bạn là nhân viên và bạn nghỉ việc thì các bạn sẽ mất ESOP luôn.
Vào năm 1989 Enron thuê mà McKinsey – một cái tên đã quá lừng lẫy trong ngành Tư vấn quản trị để tìm ra phương thức giúp cho công ty tạo ra nhiều doanh thu hơn nữa. Một trong những tư vấn của dự án đó, Jeffrey Skilling đã đưa ra hướng đi cực kì đột phá – Ông cho rằng trong một thị trường chưa được quản lý chặt chẽ; giá của khí gas và điện nó sẽ thay đổi liên tục và biến động không ngừng; ngày hôm nay có thêm một giá và ngày hôm sau thì tăng 10 20 30 50 %.
Vậy sao chúng ta nghĩ ra một trò đó là chúng không cố định cái giá nó lại hãy hứa với người khách hàng của chúng ta là bây giờ tôi sẽ bán cạnh tranh với mức giá này và khoảng một thời gian sau tôi sẽ giao cho anh giao hàng với đúng mức giá như thế ⇒ Khách hàng sẽ rất là thích bởi vì họ có thể tính toán cho trước ngân sách, họ sẽ biết trước là đến thời điểm này họ sẽ cần phải trả bao nhiêu tiền thay vì phải chờ đúng với mức giá thị trường ngày hôm nay.
Nó tạo ra câu chuyện diễn ra như sau:
- Khách hàng trả giá hàng hóa trước cho Enron ở một thời điểm nào đó trong tương lai. Cứ cho là một tháng sau đi Enron sẽ bị ràng buộc về mặt pháp lý cần phải giao hàng cho khách và có thể là giá gas, xăng dầu hay là điện – Ví dụ như là điện thì nếu Giá điện tăng lên trong kỳ ⇒ Enron sẽ chấp nhận chịu cái khoản lỗ đó, ngược lại nếu giá điện giảm xuống thì người mua hàng sẽ phải chịu thiệt vì đã trả mức giá cao hơn từ trước
- Khách hàng của Enron chủ yếu là các công ty dịch vụ tiện ích và rất là ngại rủi ro, nên là nếu có thể mua trước điện với mức giá cố định thì họ sẵn sàng trả một mức phí cao hơn để có thể tham gia vào loại hợp đồng mới lạ này.
- Loại hợp đồng mà Enron sử dụng là Hợp đồng Forward – Hợp đồng kỳ hạn (Trả tiền trước giao hàng sau) là 1 trong 4 loại Hợp đồng phái sinh chính (Forward, Future, Swap, Options)
Đây là bước ngoặt rất lớn của Enron nhưng mà Kenneth Lay lại nghĩ ra được một con đường mới – Ông nghĩ nếu mà bây giờ chúng ta đầu tư tài sản cố định, xây nhà máy xí nghiệp thì nó sẽ tốn rất nhiều chi phí và không biết đến bao giờ nó mới để ra lãi. Nếu bấn rất nhiều Hợp đồng Forward để lấy tiền về trước, xong đi giao hàng sau thì không những là mình vừa có tiền tươi ngày mà công ty biến thành từ công ty năng lượng trở thành một tổ chức tài chính rất là tiên phong, đột phá và sáng tạo.
Từ đó Enron đã thành lập Gas Bank – một ý tưởng táo bạo của Kenneth Lay mà nhờ đó Enron đóng vai trò đứng giữa các giao dịch mua bản năng lượng, đảm bảo nguồn cung đầy đủ và giá là cố định thông qua một mạng lưới dày đặc các nhà cung cấp khí gas và điện đến với người tiêu dùng.
Với mỗi giao dịch Enron sẽ ăn một chút tiền chênh lệch ⇒ Hoạt động này thật sự không khác gì một Investment Bank!
Skilling sau đó đã rời McKinsey để toàn tâm toàn ý cho Enron và trở thành Chủ tịch của Gas Bank. Chỉ trong vòng một vài năm Skilling đã biến Enron từ một công ty buôn bán năng lượng rất cơ bản trở thành một tổ chức tài chính buôn bán hợp đồng Năng lượng phức tạp.
Enron thấy Hợp đồng Forward rất hiệu quả và họ bắt đầu có xu hướng muốn áp dụng nó để bán thêm nhiều sản phẩm khác nữa. Ví dụ họ bắt đầu chuyển sang buôn bán gỗ người các công ty sản xuất giấy, hay đặc biệt hơn họ còn muốn bán hợp đồng phái sinh thời tiết :))
What the fuck? Bán thời tiết?
Đây chính là các hợp đồng bảo hiểm cho một số loại hình doanh nghiệp, nếu gặp phải thời tiết xấu sẽ ảnh hưởng rất nặng nề – ví dụ như là nông nghiệp, du lịch, sản xuất năng lượng. Vì vậy họ sẽ trả cho Enron một khoản tiền đảm bảo để dù thời tiết có xảy ra như thế nào đi nữa họ vẫn không bị ảnh hưởng đến doanh số. Nếu mưa gió bão bùng, lốc xoáy có xảy ra thì Enron vẫn sẽ đảm bảo chi trả cho tuần rủi ro đó.
Thập niên 90, bùng nổ lên các công ty công nghệ cũng là thời điểm mà bong bóng DOT COM bắt đầu được hình thành. Skilling và Kenneth Lay không thể bỏ lỡ cái miếng bánh ngon và đang phình ra to lên từng ngày như vậy được => Họ tận dụng sự phát triển của mạng cáp quang ở thập niên 90, từ năm 1997, Enron là tạo ra một công ty con để thiết lập mạng lưới cáp quang ngầm nối từ Poland đến Lasvegas và sau đó tập trung đánh mạnh hơn vào California.
Vào 01/2000 Enron công bố dự án mang mạng Internet tốc độ cao đến với toàn bộ người dân Mỹ, và tất nhiên người dân đổ xô nhảy vào mua cổ phiếu của Enron ngay sau khi họ thông tin ⇒ khiến giá cổ phiếu ngày thứ 40$ vào tháng 1/2000 lên 90$ vào 8/2000
Từ đó Enron bắt đầu tạo ra các đồng phái sinh Tài chính trên băng thông Internet và bán cho các Công ty Viễn thông. Tất cả những sản phẩm này trước đây chưa từng được tạo ra để mua bán trên sàn giao dịch bao giờ nhưng qua bàn tay của Enron mọi thứ đều có thể, từ khí đốt tự nhiên than rồi đến cả giao dịch phái sinh trên băng thông Internet nữa – Nó dễ dàng như việc mua cổ phiếu và trái phiếu bây giờ ⇒ MỘT Ý TƯỞNG TUYỆT VỜI
Từ những năm 1991, Enron đã đi tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các công ty năng lượng lớn trên thế giới:
- Thành công bước đầu nhà máy điện siêu to khổng lồ ở Mỹ Đơn của Đông Bắc nước Anh – nhà sản xuất ra 3% tổng nhu cầu sử dụng điện của cả Vương quốc Anh.
- Thành lập Enron International và đầu tư từ Đông sang Tây, từ Úc, Philippines, Indo, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ cho đến Pháp, Đức, Na Uy, Phần Lan, Anh và rất nhiều các nước khác nữa – mảng này vào năm 1996 đã mang lại cho Enron 25% doanh thu ⇒ Con số rất là khủng khiếp
Một số chỉ số Tài chính của Enron cho đến đỉnh điểm hoàng kim năm 2020:
Điều đáng nói ở đây là trong khi các công ty năng lượng cùng ngành P/E trung bình chỉ tăng từ 17,6 đến 22,55 thì Enron cao đến gấp 2 gấp 3 lần các công ty này, cho dù Enron vừa là công ty năng lượng vừa là tổ chức Tài chính.
Vén màn chiêu trò lừa đảo
Trò lừa thứ nhất: Khống Doanh thu
Enron đã ghi nhận doanh thu khống cho toàn bộ giá trị Hợp đồng;
Đối với các công ty môi giới hay là các Investment Bank, mếu một môi giới đứng giữa giúp cho hai bên A và bên B ký hợp đồng mua năng lượng 200 triệu USD thành công với một mức phí môi giới là 0,5% thì họ sẽ ghi nhận phần 1 triệu USD chi phí tư vấn môi giới này vào doanh thu trên sổ của công ty môi giới đó. Nhưng ngược lại mặc dù cũng là môi giới nhưng mà Enron nhận toàn bộ giá trị Hợp đồng 200 triệu đô này vào doanh thu của họ.
What the hell?
Điều này nó đã khiến cho doanh thu của Enron tăng vọt hơn 750% trong khoảng 1996 cho đến năm 2000 tương đương với tăng trưởng 65 phần trăm 15 và điều này rõ ràng là nó có vấn đề khi mà trung bình cả ngành công nghiệp năng lượng gì tăng trưởng cho đến 2-3% / năm mà thôi.
Trò lừa thứ hai: Phân bổ Doanh thu sai thời điểm – Allocating Revenue at the wrong time
Enron sử dụng chiêu trò ghi nhận doanh thu họ nhận về từ hợp đồng phái sinh Forward bằng giá trị các dòng tiền trả trước của khách hàng mà đáng lẽ ra trong tương lai mới thực hiện có nghĩa là đến thời điểm phát sinh giao hàng chuyển giao hàng hóa, dịch vụ mới được ghi nhận doanh thu.
Có thể thấy trong báo cáo chưa kiểm toán năm 2000 của Enron, trong khi doanh thu họ tăng nhanh khủng khiếp nhưng lượng tiền mặt công ty có trong tay thì rất rất bé; còn báo cáo lưu chuyển tiền tệ nhìn tiền tạo ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng rất ít nhưng tiền đổ vào hoạt động đầu tư tài sản cố định thì lại ngày càng lớn.
Nhưng vì con số Doanh thu và Lợi nhuận của Enron vẫn khiến giới đầu cơ quan tâm và tin tưởng vào sự phát triển vượt bậc của Enron trong tương lai ⇒ Vì thế Enron càng ngày càng phải tạo ra nhiều hợp đồng tương lai để có được càng nhiề doanh thu ảo hơn để khiến cho người mua cổ phiếu của Enron có niềm tin vững chắc hơn.
Trò lừa thứ ba: Sử dụng SPEs – Special Purpose Entities
Skilling đã sử dụng một cách thức gọi là chứng khoán hóa và ông đã thuê một chuyên gia tên là Andrew Fastow về làm CFO hay còn gọi là phó tổng giám đốc nám mảng tài chính của cả tập đoàn Enron vào tháng 12 năm 1990.
Để biến tấu những hợp đồng ảo thành các chứng khoán có giá trị họ đã tạo ra các SPEs – các pháp nhân của mục đích đặc biệt hay nôm na là các công ty sân sau với mục đích là tạo ra các giao dịch ngoại bảng và dấu các khoản nợ đã cao ngất trời của Enron.
Enron bán tài sản xấu cho SPEs là các công ty sân sau ⇒ Vậy tiền để đâu ra cho các công ty sân sau này mua được tài sản này. SPEs sẽ phát hành trái phiếu là kỳ phiếu được đảm bảo bởi tài sản hay là ABCP và bán cho các nhà đầu tư để thu hút tiền về. Những khoản tiền này sẽ chảy ngược lại về Enron thông qua việc mua tài sản xấu và kết quả làm báo cáo tài chính của Enron sẽ không còn các khoản nợ, những dự án không còn khả năng thực hiện thực nữa, đồng thời Enron sẽ ghi nhận dòng tiền nhận về từ SPEs, đưa vào tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh, hoặc mua chính cổ phiếu của Enron.
Thực tế Enron đã làm hai trò để lừa những người mua trái phiếu của SPEs:
- Đánh bóng những cái giá như cái gọi là những dự án ở lên và coi là những dự án rất là thành công sau này kiểu gì cũng sẽ kiếm ra lãi
- Họ đã đảm bảo trái phiếu này bằng chính cổ phiếu của Enron và những người mua trái phiếu này hầu hết là các Investmen Bank và những cái nhà đầu tư tổ chức và thực tế họ đã cầm dòng tiền của các nhà đầu tư cá nhân
Việc mà sử dụng Cổ phiếu của một công ty mà để đảm bảo cho một cái trái phiếu và trái phiếu để dùng để mua ngược lại cái tài sản công thì nó rất là nghịch lý bởi vì cổ phiếu mà đem đi ra mà bảo đảm vì cổ phiếu có phỉa nó lúc nào cũng giữ giá trị nguyên, hay lúc nào cũng tăng. Tuy nhiên các nhà đầu tư vẫn rất là nhiệt tình rót tiền về cho Enron vì dù gì thì giá cổ phiếu của Enron nó vẫn đang ngày càng tăng cao lên và nó nhận được về rất nhiều những phản ứng tích cực của thị trường thông qua rất nhiều tin tốt đăng lên các mặt báo ⇒ SPEs nắm giữ cổ phiếu của Enron thì càng uy tín và chẳng có gì rủi ro trong mắt các nhà đầu tư.
Những năm 90 nhà nước hay cơ quan quản lý chứng khoán SEC chưa quy định quá chặt về việc thế nào là thành lập được một pháp nhân có mục đích đặc biệt để được cho phép hình thành và coi là độc lập. Luật lúc đó chỉ quy định 3% vốn chủ sở hữu không đến từ công ty mẹ hay chính là Enron và không được bảo lãnh.
⇒ Tất nhiên Enron cung cấp đúng 97% vốn cho các SPEs từ việc đi vay ngân hàng nhưng lại không phải ghi nhận vào một nợ trên báo cáo tài chính của mình. Thực ra 3% cổ phần nhỏ bé kia hầu hết nó cũng đến từ nhân viên của Enron và bạn bè của họ.
Bởi lẽ Enron – một công ty mà liên tiếp nằm trong top những công ty gọi là đổi mới sáng tạo nhất nước Mỹ mà bây giờ công ty đó tạo ra những công ty sân sau mà bây giờ họ cho phép bạn được quyền mua cổ phiếu để trở thành đóng góp làm chủ có là 0.5-1% để làm trở thành cổ đông của những công ty sân sau đó mà chắc chắn là nó sẽ thành công ⇒ Chắc chắn rất nhiều người, thậm chí còn lâu kéo thêm người thân của mình để chia sẻ ước muốn đóng góp cho sự thành công hứa hẹn trong tương lai này.
Enron đã tạo ra bao nhiêu SPE để đẩy doanh thu và giá cổ phiếu thần tốc đến như vậy?
Hơn 3.000 SPEs – các công ty con như vậy để giấu lỗ và đẩy doanh thu, cứ mỗi quý trôi qua hàng tỷ USD nợ xấu của Enron đã được đẩy qua SPEs thậm chí cả SPEs của SPEs.
Trò lừa thứ tư: Mua chuộc công ty kiểm toán
Các con số trong Báo cáo Tài chính mà Enron đầy tính thuyết phục khi chúng được kiểm toán của Arthur Andersen & Co – 1 trong 5 công kiểm toán lớn nhất thế giới thời điểm đó, bao gồm PWC, EY, Deloitte, KPMG và Arthur Andersen.
Với các tiêu chuẩn kế-kiểm rất cao và khả năng quản trị rủi ro tốt, tuy nhiên công ty kiểm toán này lại không thực hiện nhiệm vụ kiểm toán độc lập của mình mà lại nhận tiền của Enron để Cook the books – Đây là cụm từ mà các bạn làm kế-kiểm rất là hiểu, họ gian lận báo cáo tài chính, biến những con số giả mạo trở thành có ý nghĩa.
Arthur Andersen & Co được tạo dựng mối quan hệ rất mật thiết với Enron và được trả 52 triệu USD / năm.
Trò lừa thứ năm: Thao túng chính trị
Kenneth Lay đã mua chuộc quan chức chính trị và thao túng rất nhiều thứ; đặc biệt là cứ đến mùa hè mua đỉnh điểm cần dùng đến điện xăng dầu thì Enron sẽ bảo trì các nhà máy điện và cắt điện và thông báo rằng là chúng tôi đã gặp trục trặc trong doanh nghiệp, mọi người cứ chờ đi.
Nhưng mà thực tế thì sản lượng sản xuất tăng gấp đôi vào lúc đấy, tuy vậy thì Enron nó lại giấu đi và chuyển điện ra các Bang khác cho đến khi giá đã bị ép lên đủ cao, lúc đó họ mới bắt đầu cung cấp lại cho người dân và doanh nghiệp ⇒ Đây là lý do vì sao California thời điểm đó nổi tiếng với việc cắt điện luân phiên họp vắt kiệt từng đồng tiền cuối cùng trong túi của người dân Bang này.
Sự thật được phơi bày
Sự kiện Bong bóng Dot-com bắt đầu sụp đổ vào 3/2000 rấy lên tâm lý lo sợ cho các nhà đầu tư, các công ty hào nhoáng bên ngoài dần dần bị lộ diện chết bên trong, thật sự họ không có một cái gì gọi là nền tảng cả. Nhà đầu tư cũng bắt đầu học được bài học của riêng mình vẫn tự hỏi là tại các công ty mình đang đầu tư mình vẫn còn tăng trưởng khủng khiếp như vậy? Bên trong họ thật sự có đang kinh doanh đúng như bản chất của họ hay không?
Một trong những phát súng đầu tiên đánh với Enron, đến từ một nhà báo của tờ Fortune mang tên Bethany Mclean – một nhà báo rất thích viết về những công ty có bề mặt hào nhoángnhưng khả năng sắp tới họ có thể bị gặp vấn đề.
Bethany Mclean mời được Jeff Skilling để phỏng vấn, bà chỉ hỏi một câu rất đơn giản rằng “Enron thực sự đang kiếm tiền bằng cách nào?” – Jeff Skilling nói ông không thể trả lời được vì tôi không phải kế toán viên, ông cử Andrew một vài người trong bộ phận Tài chính của Công ty hôm sau đến trả lời phỏng vấn, sau 3 tiếng khi rời khỏi phòng và ông nói với **Bethany Mclean “**không cần biết các người viết gì về chúng tôi, đừng có làm chúng tôi bị mất mặt”.
Sau đó bài báo về “Is Enron Overpriced?” dịch là “Có phải Enron đang được định giá hơi cao không?” đăng vào 3/2001 đã khiến cho sự hoài nghi cộng đồng về công ty tăng lên rất mạnh.
Vậy tại sao chính phủ Mỹ không ra tay với việc Enron đang mua chuộc năng lượng của Bang California. Thực tế vào thời điểm đó thống đốc Bang đã đứng lên chỉ trích Chính phủ phải xử lý ngay lập tức, nhưng mà người lúc đó được bầu cử Lên làm tổng thống Mỹ không ai khác lại chính là người bạn tốt của Kenneth Lay – George W. Bush nói rằng nhà nước không nên động tay vào việc này và Bang tự đi mà giải quyết.
Sau đó người dân Bang đã biểu tình ép buộc thống đốc lúc mấy giờ về từ chức và bầu cử người khác xứng đáng hơn sau hai năm sau đó vào năm 2003 và chính là Kẻ hủy diệt – Arnold Schwarzenegger và ông cũng đã từng thông đồng với Enron để dừng lại câu chuyện nhà nước và Bang California điều tra Enron để cho họ hoạt động trở lại bình thường.
Vào tháng 2/2001, Kenneth Lay nghỉ hưu, Skilling được đưa lên làm CEO. Ngay sau đó vào tháng 8/2001 ông đã từ chức và nói báo chí rằng “Chuyện tôi nghỉ việc không liên quan gì để Enron hết và mọi thứ vẫn tốt đẹp”
Milestone cho sự sụp đổ của Enron:
- A. Những năm hoàng kim của Enron từ 1999 cho đến giữa 2001, lãnh đạo của công ty đã bán đi 17,3 triệu cổ phiếu và đút túi cho mình hơn 1,1 tỷ USD.
- B → C. Khi thị trường đã bắt đầu hoài nghi với công ty thì giá cổ phiếu bắt đầu thụt xuống dần
- D → E. Qua mùa hè đầy tai tiếng tại California, đây chính là ngày mà Skilling đã từ chức, Kenneth Lay sau đó lại nên CEO tiếp. Vào ngày 20/8/2001 Kenneth Lay lại bán ra 93 nghìn cổ phiếu và thu về thêm 2 triệu USD, nhưng đồng thời cấm nhân viên bán cổ phiếu ra, đồng thời bắt chờ 30 ngày, kèm việc gửi email và gọi video call trấn an nhân viên rằng “Công ty còn phát triển dài lắm các bạn cứ mua thêm nhiều cổ phiếu công ty đi và giá cổ phiếu có thể còn cao hơn rất nhiều”.
- F → G. Vì được trấn an nên giá cổ phiếu tăng thêm một chút và lại lao dốc.
- H. Nhưng sau đó Enron báo cáo lỗ thêm 618 triệu USD vào Quý III/2001 và bị Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) để mắt và bắt đầu mở cuộc điều tra ⇒ Phó tổng giám đốc về tài chính Andrew Fastow bị đuổi việc.
- I. Vào ngày ngày 2/12/2001, Công ty đệ đơn phá sản, giá cổ phiếu về 0 đồng
Đối mà tất cả với tội lỗi mà mình đã gây ra, nguyên dàn lãnh đạo của Enron đã bị bỏ tù. Tuy nhiên Kenneth Lay đã lên cơn đau tim và đột tử ngay tại căn biệt thự cá nhân của mình 3 tháng trước khi ông bị kết án tủ. Jeff Skilling thì bị kết án với 35 tội trạng, nhưng ông chấp thuận tội nào hết, cuối cùng thì ông nhận bản án là 24 năm 4 tháng và được thả tù sớm sau 12 năm
Vào cuối năm 2018 đầu năm 2019 ông đã tiếp tục khởi nghiệp trong ngành năng lượng.
Andrew Fastow – Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính, ông đã bị phát hiện là ông đã rửa tiền, đút túi hàng trăm triệu USD từ SPEs mà do ông làm chủ. Skilling hoàn toàn biết điều này, nhưng ông đã làm ngơ vì nếu đuổi Andrew đi thì mọi chuyện của Enron sẽ bị bãi lộ hết. Andrew Fastow bị cáo buộc 78 tội danh nhưng rồi chỉ nhận phạm 2 tội và nhận án tù 10 năm. Thực tế ông đã được hả sau 6 năm.
Đến bây giờ nhiều người vẫn rất phẫn uất về hệ thống pháp luật của nước Mỹ khi họ trừng phạt những con người đã đốt đi một công ty tỷ USD, đã làm chao đảo cả một nền kinh tế, đã làm mất việc của hàng chục hàng trăm nghìn người, đã khiến hàng triệu người mất tiền và rơi vào cảnh khó khăn, mà chỉ cho họ nhận án tù có vài năm. Họ kêu lên rằng Công Lý bây giờ cũng hoàn toàn có thể mua bằng tiền. Luật sư thì thốt lên rằng là có những bị can của tôi đi cướp ngân hàng được đâu có 1.000 2.000 USD thôi thì phải vào tù 10 đến 20 năm trong khi đó có những con người như vậy thì họ đã chỉ vào tù 5 – 10 năm và còn được thả tự do sớm hơn nữa.
Công ty kiểm toán Arthur Andersen thì bị phát hiện đã xé giấy đã tiêu hủy hàng nghìn hồ sơ chứng từ và xóa sạch email liên quan đến kiểm toán công ty Enron. Không lâu sau đó công ty cũng đã bị giải thể ⇒ Đó là lý do vì sao bây giờ chỉ còn nghe thấy và biết đến Big 4.
85.000 nhân viên đã mất việc, tuy nhiên mảng tư vấn của Arthur Andersen vẫn còn sống cho đến ngày hôm nay dưới một cái tên mới mà có thể nhiều người đã biết là Accenture.
Sau vụ việc này thì cụm từ Enronomics được tạo ra để mô tả về một công ty mẹ sử dụng thủ thuật kế toán bẩn để khoe lãi và giấu lỗ khỏi công chúng và Chính phủ Mỹ đã cải tổ rất nhiều trong thắt chặt kiểm soát phát triển kinh tế và quy định về Cổ phiếu …
Tài liệu tham khảo:
- https://en.wikipedia.org/wiki/Enron_scandal
- https://www.investopedia.com/
- Duy Thanh Nguyen