Trendline là gì?
Trendline (đường xu hướng) là một công cụ cơ bản trong phân tích kỹ thuật. Nó làm nổi bật một xu hướng hay phạm vi chuyển động của giá.
Nếu anh em biết đến hỗ trợ và kháng cự là các khu vực nằm ngang trên biểu đồ nhằm thể hiện áp lực mua, bán tiềm năng thì đối với trendline cũng vậy, khái niệm cũng khá giống nhau. Điểm khác biệt là đường xu hướng nó nằm chéo.
Thay vì nhìn vào hiệu quả của việc giao dịch trong quá khứ và các nguyên tắc giao dịch, các nhà phân tích tìm kiếm xu hướng trong hành động giá (price action). Trendline giúp họ phân tích hướng đi và tốc độ của giá cả thị trường.
Mô tả về nó như biểu đồ bên dưới:
Về cơ bản có thể chia trendline gồm:
- Trendline tăng nối từ các điểm thấp hơn đến các điểm có vị trí cao hơn.
- Trendline giảm được nối từ các điểm cao hơn đến các điểm có vị trí thấp hơn.
Cách vẽ Trendline
Các xu hướng chính
Trong các thị trường, dù là chứng khoán, ngoại hối hay tiền điện tử thì cũng dễ dàng xác định được 3 xu hướng chính:
- Xu hướng tăng (xu hướng tạo đáy cao hơn)
- Xu hướng giảm (xu hướng tạo đỉnh thấp hơn)
- Xu hướng đi ngang (Giá nằm trong một phạm vi nhất định).
Trendline càng dốc, xu hướng đó càng mạng. Mà xu hướng càng mạnh thì độ tin cậy càng thấp bởi vì xu hướng đó dễ bị phá vỡ và hình thành một xu hướng khác.
Có thể định nghĩa một xu hướng mạnh là: Giá chạm đường xu hướng nhiều lần mà không bị phá vỡ. (Cái này giống với hỗ trợ và kháng cự đúng không).
Vẽ Trendline
Với xu hướng tăng (Trendline tăng):
- Kẻ trendline nằm dưới giá.
- Cần ít nhất 2 điểm là 2 đáy, đáy sau cao hơn đáy trước. Nếu giá chạm vào đường xu hướng nhiều lần trong một thời gian dài. Trendline này đại diện cho mức hỗ trợ, nơi anh em có thể tìm kiếm cơ hội mua, hay vào lệnh long.
- Nối nó lại với nhau sẽ tạo thành xu hướng tăng.
Với xu hướng giảm (Trendline giảm):
- Kẻ trendline nằm trên giá.
- Cần ít nhất 2 điểm là 2 đỉnh, đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Nếu giá chạm vào đường xu hướng nhiều lần trong một thời gian dài. Trendline này đại diện cho mức kháng cự, nơi anh em có thể tìm kiếm cơ hội bán, hay vào lệnh short.
- Nối nó lại với nhau tạo thành một xu hướng giảm.
Kinh nghiệm khi xác định trendline
Cần 3 điểm để xác nhận một xu hướng
Như ở khái niệm thì chỉ xác định 2 điểm cao hay thấp rồi nối chúng lại với nhau và kẻ thành một đường xu hướng. Tuy nhiên để xác nhận đó là một xu hướng đúng có thể cần đến 3 điểm, đây cũng là lời khuyên của các nhà phân tích có kinh nghiệm.
Có thể giải thích như đã nói: Vì trendline cũng giống như mức kháng cự và hỗ trợ.
- Trendline các dốc, xu hướng đó càng mạng. Mà xu hướng càng mạnh thì độ tin cậy càng thấp bởi vì xu hướng đó dễ bị phá vỡ và hình thành một xu hướng khác.
Sử dụng khung thời gian cao hơn
Mục đích khi sử dụng các khung thời gian cao hơn như (ngày, tuần,…) sẽ tạo ra độ tin cậy, tức là dự đoán chắc chắn hơn về xu hướng.
Ví dụ: Biểu đồ bên dưới trong một xu hướng trong khung thời gian hàng ngày. Sau khi mức thấp thứ 2 được xác định. Thị trường hình thành một pin bar ở lần chạm thứ 3 tại xu hướng tăng này.
Đây chính là cơ hội mua dành cho anh em, bằng cách tìm kiếm mức hỗ trợ đường xu hướng.
Ngoài ra, khi thể hiện một xu hướng trên biểu đồ hàng tuần. Đây được cho là một khung thời gian lý tưởng để thực hiện các cơ hội tiềm năng.
Trendline không phải là một đường thẳng hoàn hảo
Trendline khi anh em vẽ rất hiếm khi hoàn hảo về các mặt như: Nó nối từ mức cao nhất hoặc thấp nhất của cây nến, hay nối từ các mức giá đóng và mở của cây nến đó. Điều này phụ thuộc vào đường xu hướng.
Để vẽ được một đường xu hướng thẳng hàng kiểu hoàn hảo như mình nói trên rất hiếm nha. Mình sẽ ví dụ cho anh em hiểu:
Anh em thấy không đường xu hướng ở trên không hoàn toàn thẳng hàng với mức cao của mỗi cây nến, cũng không xếp thẳng mở giá mở hoặc đóng của mỗi cây nến.
Điều này không có nghĩa là đường xu hướng không hợp lệ. Điều đặc biệt ở đây là biểu đồ tuần ở trên giá không bao giờ đóng trên mức này.
Và Trendline quan trọng là có được nhiều điểm chạm nhất mà không cần cắt qua một phần của nến . Nếu thấy một đường xu hướng cắt xuyên qua thân nến, thì đường xu hướng có thể không hợp lệ.
Đừng cố gắng để vẽ một đường xu hướng phù hợp
Giải thích điều này thì đơn giản thôi: Nếu cố vẽ một trendline và ép nó vừa vặn, phù hợp với thị trường thì đó không phải là một đường xu hướng hợp lệ rồi.
Đây là một cú lừa mà người mới hay dính phải nhất. Nếu nó không phù hợp thì hãy xác định một mẫu khác nhé.
Chiến lược đường xu hướng trong giao dịch
Ở mức cơ bản thì bạn có thể sử dụng hai phương pháp giao dịch với trendline như: Sử dụng khi giá tìm thấy kháng cự hoặc hỗ trợ tại đường xu hướng. Sử dụng khi giá vượt khỏi đường xu hướng (phá vỡ xu hướng).
Bây giờ đi từng chiến lược nhé:
Đường xu hướng là hỗ trợ kháng cự
Nếu đường xu hướng đang đóng vai trò là hỗ trợ hoặc kháng cự. Bạn có thể sử dụng điểm này khi giá quay chở lại test điểm mà nó chạm trendline bạn vẽ.
Chẳng hạn anh em tham gia đánh margin và xác định trendline theo biểu đồ:
Lúc này trendline đóng vai trò là kháng cự thì khi đó anh em xem xét vào lệnh như sau:
- Có thể làm một lệnh Short với entry khi tìm thấy kháng cự tại đường xu hướng.
- Stoploss (điểm dừng lỗ) ở đâu: Đó là điểm nằm trên đường xu hướng
Đơn giản vậy thôi còn việc bạn chọn entry và đặt stoploss hoàn toàn do bản thân anh em quyết định.
Phá vỡ xu hướng (Trendline break)
Phương pháp phá vỡ đường xu hướng này có lẽ là cách yêu thích hay nó được mọi người sử dụng nhiều nhất. Cụ thể nó giúp anh em tìm kiếm các điểm đảo chiều tiềm năng của thị trường. Có thể đánh giá qua biểu đồ bên dưới:
Biểu đồ trên là một thị trường đã phá vỡ mức hỗ trợ và sau đó giá quay lên kiểm tra lại xu hướng đó khiến nó giống như một mức kháng cự mới. Phương pháp này sử dụng các điểm breakout để xác định entry vào lệnh.
Có hai cách để giao dịch nếu gặp trường hợp trên (tương tự với phá vỡ kháng cự nhé):
- Cách 1: Short entry tại điểm khi giá vượt qua đường xu hướng và đi xuống. Stoploss được đặt trên đường xu hướng.
- Cách 2: Đây là một các thận trọng đối với những nhà giao dịch có kinh nghiệm.
Cách này chờ phá vỡ đường xu hướng và đợi cho đến khi giá vượt qua đường xu hướng và sau đó quay lại kiểm tra và tìm kháng cự. Khi xác định breakout là đúng thì làm một lệnh short entry đó. Stoploss cũng được đặt trên đường xu hướng.
Thận trọng với các chiến lược giao dịch
Cũng như nhiều công cụ phân tích khác. Chiến lược giao dịch chỉ giúp bạn xác định xem bạn nên làm gì với thị trường này, chứ không cho bạn một mức lời lỗ cụ thể. Vì thế bạn nên kết hợp nhiều công cụ khác như MACD, dải Bollinger,..
Một ví dụ về việc này: Chẳng hạn, khi bạn đang giao dịch đột phá và đường xu hướng đóng vai trò là mức hỗ trợ. Khi giá mới di chuyển xuống dưới trendline, bạn vội vàng đặt một lệnh short tại đó. Thực tế thì giá lại quay lên ngay lập tức và bạn thua lỗ.
Kinh nghiệm rút ra từ ví dụ trên là gì? Đó là bạn nên đợi cho đến khi giá đóng của nến nằm dưới đường xu hướng hoặc nó quay lại kiểm tra mức hỗ trợ đó và hình thành mức kháng cự, khi đó mới nên vào lệnh. Ví dụ trên tương tự như với đường xu hướng đóng vai trò là kháng cự nhé.
Tổng kết
Vậy là bạn đã biết được rằng: Một đường xu hướng nên được kết nối bởi ít nhất ba mức cao hoặc mức thấp để làm cho nó hợp lệ. Giá chạm đường xu hướng càng nhiều giá trị càng cao và sử dụng trendline làm hỗ trợ và kháng cự để giao dịch.
Hay việc sử dụng các điểm breakout trendline cũng giúp cải thiện lợi nhuận rồi. Các vấn đề còn lại của bạn đó là thông qua áp dụng vào thực hành và rút ra cho mình một các sử dụng trendline hiệu quả.