Nhà tạo lập thị trường – Market Maker
Khi đầu tư cổ phiếu, nhà đầu tư chuyên nghiệp thường nhìn vào nền tảng hoạt động của công ty, từ đó kỳ vọng dòng tiền tạo ra trong tương lai tăng trưởng sẽ tác động làm tăng giá cổ phiếu. Thế nhưng, những điều này gần như “không nằm trong sự quan tâm” của nhà đầu tư nhỏ lẻ và đôi khi các Broker cũng không ngoại lệ.
Trong thị trường chứng khoán, có nhiều biện pháp thao tác khống chế khác nhau để tăng giá cổ phiếu. Hình thức được sử dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tính chất của từng doanh nghiệp, cá tính và trình độ của người thao tác, và cả giai đoạn của thị trường.
Việc hiểu hết các chiêu thức này là vô cùng phức tạp. Trong bài viết này, mình chỉ giới thiệu nguyên tắc cơ bản của quy trình và một số phương pháp làm giá phổ biến nhất tại thị trường Việt Nam. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn!
Nếu bạn là người đã tham gia thị trường chứng khoán thì chắc chắn bạn đã từng nghe “Nhà Tạo lập thị trường”, “Tổ lái”, “Đội lái” hay Thuật ngữ tiếng Anh gọi là “Market Maker” – mình sẽ viết tắt là MM
Chiến lược của MM là đánh lừa các nhà giao dịch tham gia thị trường theo hướng họ muốn để tăng lợi nhuận bằng cách thu hút độ thanh khoản mà họ cần trước khi thực hiện các động thái của họ.
Hãy tưởng tượng chúng ta đang trong một xu hướng tăng và MM muốn đẩy giá cổ phiếu từ điểm A đến điểm B. Ở đây, họ muốn mua một lượng lớn cổ phiếu nhưng vấn đề là không ai muốn bán vì mọi người có thể thấy rằng chúng ta đang ở trong một xu hướng tăng và những người nắm giữ cổ phiếu vẫn còn kỳ vọng giá sẽ tăng hơn nữa.
Vì vậy, MM đã đánh lừa các nhà giao dịch và biến họ thành người bán bằng một thủ thuật đơn giản, sau đó họ mua tất cả và tiếp tục “đẩy giá cổ phiếu lên”.
Bạn cần phải hiểu thủ thuật đó và “Quy trình làm giá của một cổ phiếu” của MM để không rơi vào cái bẫy đã đặt sẵn đó!
Có hai nguyên tắc cực kỳ quan trọng là Trend – hay còn gọi la “Xu hướng” và Fakeout – mình hay gọi là “Điểm đánh lừa”.
Trend – Xu hướng
Thị trường sẽ tạo đỉnh và đáy cao hơn trong xu hướng tăng, nhưng thường không di chuyển rõ ràng và bị chia cắt. Câu hỏi là chúng ta đang ở trong xu hướng tăng hay không?
⇒ Câu trả lời là có, cho đến khi có một nến phá vỡ và đóng cửa dưới đáy cao hơn.
Đây là đáy cao hơn mà chúng ta đang tìm kiếm. Điểm thấp nhất của động thái sửa đổi được xác định là một điểm thấp hơn chỉ sau khi phá vỡ cấu trúc lên phía trên, vì vậy đây là đỉnh cao hơn của chúng ta.
Sự thay đổi xu hướng có thể được nhìn thấy nếu phá vỡ đỉnh cao hơn và tạo ra một đáy thấp hơn.
Tương tự, xu hướng giảm cũng áp dụng khái niệm này. Có một xu hướng giảm với một hai và ba cây nến. Nếu giá phá vỡ cấu trúc xuống phía dưới và tạo một đáy thấp hơn, đó là đang trong xu hướng giảm. Thị trường tiếp tục tạo đáy thấp hơn và đỉnh cao thấp hơn cho đến khi có một phá vỡ và đóng trên đỉnh cao thấp hơn trước đó, sau đó thị trường sẽ bắt đầu một xu hướng tăng.
Fakeout – Điểm đánh lừa
Điểm đánh lừa là một cú phá vỡ thất bại xảy ra khi giá phá vỡ một mô hình giá nhưng sau đó di chuyển ngay trở lại.
Hãy tưởng tượng rằng chúng ta đang trong một xu hướng tăng và thị trường phá vỡ vùng kháng cự lên phía trên vì vậy khi thị trường điều chỉnh trở lại khu vực này, chúng ta thường mong đợi giá lúc này bật lên.
Nhưng … nếu nó phá vỡ ngay mà không ngay lập, thì đó gọi là Điểm đánh lừa, vì vậy thị trường bắt đầu đảo chiều
Hành động của Market Marker
Hãy tưởng tượng rằng chúng ta đang trong một xu hướng tăng giá và MM muốn đẩy thị trường từ điểm A đến điểm B và nếu họ muốn mua một triệu cổ phiếu trước khi đạt được B nhưng vấn đề là đang trong một xu hướng tăng và giá có khả năng sẽ tăng nữa, ai cũng đang tìm cách mua và không ai muốn bán. Vì vậy nếu nhà làm thị trường tham gia thị trường bây giờ, giá sẽ đạt B Point ngay lập tức mà không cho họ cơ hội để mua số lượng họ muốn
Vì vậy đây là cách họ khiến mọi người bán cổ phiếu của họ với một thủ thuật đơn giản họ sẽ tạo ra Fakeout và giá sẽ đi xuống, để nhiều người nghĩ rằng xu hướng tăng đã kết thúc và thị trường sẽ đảo chiều ⇒ MM tham gia vào vị thế ngắn hạn như thế này và sau đó họ nắm bắt toàn bộ thanh khoản và có trong tay lượng cổ phiếu đủ để làm giá.
Việc bây giờ của MM là đẩy giá cổ phiếu lên ⇒ sau đó bán là chốt lời 😂 Easy Money 😂
Cơ bản quy trình làm giá 1 cổ phiếu là vậy, còn cụ thể ở Việt Nam thì góc nhìn của mình thấy như sau:
Bước 1: Chọn hàng (cổ phiếu)
Tiêu chí lựa chọn của MM với hàng “ngon, bổ, rẻ”:
- Ban lãnh đạo có tầm ảnh hưởng lớn tới công ty nhưng ưa thích tác động giá cổ phiếu
- Có thông tin tốt hỗ trợ đột biến trong tưởng lai ở kết quả kinh doanh hay dự án lớn
- Khối lượng giao dịch hàng ngày thấp và ít được mọi người chú ý, tỷ lệ Free Float càng thấp càng tốt.
- Vấn đề mấu chốt ở đây là phải được sự “đồng lòng” của ban lãnh đạo công ty đó.
Bước 2: Tích lũy và Pump
Các giai đoạn làm giá có thể nhìn thấy trên biểu đồ giá cổ phiếu như sau:
- Giai đoạn 1: Tích lũy (Gom hàng)
- Thỏa thuận với ban lãnh đạo công ty và các cá mập (các đại gia chứng khoán hoặc các tổ chức đang nắm giữ lượng lớn cổ phiếu). Đồng thời, phải tạo ra một mạng lưới nhà đầu tư “sẵn sàng ăn cùng” với tiềm lực tài chính to lớn để khi MM bắt đầu phát động, có thể ăn theo luôn.
- Nhiệm vụ của đội lãnh đạo là cung cấp thông tin khi MM yêu cầu và không được giao dịch số lượng cổ phiếu lớn nếu chưa đến thời điểm cho phép. Sẵn sàng “mượn tạm” hoặc chuyển nhượng một lượng cổ phiếu để MM có vũ khí trong tay và kiểm soát cung cầu.
- Cá mập cũng sẽ được chia phần nếu đảm bảo thỏa thuận giá bán đôi bên cùng có lợi. Cam kết không bán hàng khi MM đẩy giá lên hoặc mua cổ phiếu khi MM đè giá xuống. Nhà đầu tư “sẵn sàng ăn cùng” cũng sẽ được thưởng nếu đồng ý phối hợp cùng MM để tham gia đẩy giá cổ phiếu lên.
- Giai đoạn 2: Pump ↗⇒ Tạo giá nền
- Biểu hiện của việc đẩy giá “giai đoạn đầu” có thể nhận biết qua diễn biến giá được đẩy tăng cao với khối lượng mua áp đảo ngay từ đầu phiên giao dịch để tạo mức cầu lớn, dư mua ở mức giá trần và lệnh ATO tăng đột biến so với khối lượng khớp thông thường. Nhà đầu tư nhỏ lẻ đang cầm cổ lúc này chưa thể hiểu chuyện gì đang xảy ra nhưng với lượng mua quá khủng, họ sẽ không bán một cổ vì kỳ vọng sẽ còn những phiên như thế.
- Nhà đầu tư chưa cầm cổ phiếu thì sẽ không thể mua nổi bởi giá trần liên tục ngay từ đầu phiên và không ai bán. Xác suất giao dịch thành công trong các phiên Pump – “đánh thốc” là rất thấp.
- Giá sau đó sẽ được đẩy lên liên tục vài ngày đến vài tuần, khi đạt đến mức giá phù hợp MM sẽ tạo nền giá tích lũy ở đó và bắt đầu tung thông tin lên truyền thông một cách nhẹ nhàng (kể cả chính thống và phi chính thống). Mức giá phù hợp trong giai đoạn này được quyết định phần lớn bởi kế hoạch ban đầu sau khi điều chỉnh tình hình thị trường và lượng cung cầu thực tế giao dịch mà MM thống kê.
- Giai đoạn 3: Lùa gà
- Sau khi tích luỹ hoặc điều chỉnh để tạo nền giá “ban đầu”, tiếp đó sẽ là giai đoạn chuẩn bị kiếm lời trong quá trình làm giá, mình gọi là “lùa gà”
- Giai đoạn này, khối lượng giao dịch sẽ ngày càng tăng và thông tin về cổ phiếu trên các phương tiện truyền thông sẽ dày đặc, báo chí thường xuyên nhắc đến cơ hội đầu tư trong cổ phiếu này, tình hình kinh doanh cũng thể hiện sự đột phá và cổ phiếu nhanh chóng trở thành tâm điểm của các diễn đàn như F319, F189,…
- Điều đặc biệt của giai đoạn này là khối lượng giao dịch sẽ tăng dần qua các phiên giao dịch, giá vẫn tăng mạnh nhưng không tăng liên tục đến trần. Giá sẽ dao động mạnh trong các phiên giao dịch để thu hút các nhà đầu tư mới tham gia, chứ không phải dư mua áp đảo như giai đoạn trước đó.
Bước 3: Dump ↘ (Xả hàng) ⇒ Chốt lời
- Sau khi đẩy giá lên, MM sẽ chuẩn bị xả hàng ở nhiều mức giá khác nhau theo kế hoạch. Có nhiều cách để Dump – Xả hàng:
- Ceiling Price Dumping – “Xả hàng giá trần” bằng cách đặt mua cổ phiếu ở giá trần để tạo sự hưng phấn cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Khi có một lượng lớn cổ phiếu được đặt mua ở giá trần, các nhà đầu tư nghĩ rằng giá sẽ tiếp tục tăng mạnh, vì vậy họ đặt mua nhiều hơn theo giá trần. Điều này dẫn đến nhiều lệnh khớp và giá cổ phiếu tăng nhanh chóng. Khi thấy đủ lượng đặt mua, MM sẽ bán dần cổ phiếu ra với số lượng lớn hơn số lượng đặt mua bằng tài khoản B.
- Floor Price Dumping – “Xả hàng giá sàn”. Ngược lại với cách bên trên là giá sẽ đột ngột bị bán mạnh và thiết lập mức giá sàn. Thông tin tốt sẽ liên tục được tung ra và lượng mua “ảo” ở giá sàn sẽ liên tục khớp lệnh. Nhà đầu tư lúc này sẽ nhanh chóng bị vướng và cạm bẫy “bắt đáy” đã được thiết lập sẵn.
- Cách thức cuối cùng được đề cập có phần táo bạo nhất là Organized Dumping – “Xả hàng tổ chức”. Trong cách làm này, đối tượng để MM xả hàng không phải là các nhà đầu tư nhỏ lẻ mà chính là các nhà đầu tư tổ chức trong và ngoài nước, các quỹ đầu tư, quỹ ETF, và chuyện “làm giá” thường dành cho những doanh nghiệp có quy mô lớn và có câu chuyện giữ làm của riêng.
- Ở bước này cổ phiếu sẽ có khối lượng giao dịch cực khủng, mức độ biến động trong phiên lớn và thông tin về doanh nghiệp thì gần như ngập tràn trên các phương tiện truyền thông. Với mức giá tăng nhanh và giảm cũng đột ngột, báo chí nhắc đến thường xuyên và thanh khoản ngày càng tăng thì thật khó để nhà đầu tư nhỏ lẻ với “máu cờ bạc” không bị cuốn vào vòng xoáy này.
- Khi Dump ↘ (Xả hàng) ⇒ Chốt lời đã hoàn tất, hầu hết số lượng cổ phiếu đã được sang tay nhà đầu tư bên ngoài, MM sẽ không tiến hành mua lại nữa và đôi khi là quay trở lại đạp “thẳng tay”, giá cổ phiếu cũng sẽ nhanh chóng giảm mạnh. Các nhà đầu tư đã chót mua ở vùng giá đỉnh sẽ thiệt hại rất nặng nề và khi giá về vùng thấp MM lại bắt đầu quy trình lại từ đầu.
Nhìn một cách khách quan, hoạt động của MM trong việc thao túng giá cổ phiếu tác động đến sự hưng phấn, tạo thanh khoản và đưa thị trường trở nên sôi động hơn. Tuy nhiên, MM góp phần tạo nên quá trình tăng giá phi mã của những cổ phiếu, siêu cổ phiếu sẽ thấy được sự mất mát đau đớn của rất nhiều nhà đầu tư đã trở thành những “Con gà” để MM “Lùa”
Tài liệu tham khảo:
https://vnexpress.net/nhan-dien-co-phieu-bi-lam-gia-4569846.html